Chúng ta đều biết hệ thống điều hành máy tính được lưu trong ổ cứng. Ngoài một số ổ cứng hay được nhắc đến nhiều nhất là SSD, HDD, SSHD còn có một loại tên SATA. Vậy SATA là gì? Ngay sau đây cùng tìm hiểu những điều nên biết về SATA.
Xem thêm:
- Phân biệt chuẩn SATA và SAS cho ổ cứng máy chủ
- Tìm hiểu chuyên sâu về hệ thống tản nhiệt máy chủ
- 3 mẫu máy photocopy Toshiba tốt nhất hiện nay
Công nghệ SATA ra đời cũng nhằm mục đích truyền dữ liệu qua các cổng kết nối của các ổ cứng. Sau đây là những kiến thức cơ bản nhất về SATA.
Khái niệm SATA là gì

“SATA là viết tắt của chuẩn giao tiếp Serial Advanced Technology Attachment, nó là chuẩn giao tiếp thông dụng kết nối trực tiếp một ổ cứng dạng cơ HDD hoặc thể rắn SSD với phần còn lại của máy tính hay máy chủ. Nó được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ thống máy chủ của các công ty thuê máy chủ ngày nay. Nó là dạng truyền dữ liệu nối tiếp ra đời để nâng cấp cho chuẩn cũ là dạng truyền dữ liệu song song.” Nguồn: https://longvan.net
SSD Server sử dụng SATA III là phổ biến nhất. Tốc độ truyền tải của công nghệ này vào khoảng 150MB/s đến 300MB/s, ưu việt hơn rất nhiều những công nghệ cũ.
Ngoài ra công nghệ còn hỗ trợ rất tốt cho hệ điều hành máy và bo mạch chủ của máy tính. SATA có tính năng riêng biệt khi dùng cho hệ thống datacenter.
Thông tin về SATA
Kích thước

Thông thường nếu sử dụng ổ cứng SATA cho máy PC để bàn sẽ có kích thước 4 inch x 1,03 inch x 5,79 inch (rộng x cao x dài). Ổ cứng dành cho máy tính bàn thường được gọi là ổ cứng 3,5 inch.
Ổ cứng SATA loại dành cho máy tính xách tay thường nhỏ hơn, với kích thước 2,7 inch x 0,37 inch x 3,96 inch và thường được gọi chung là ổ cứng 2,5 inch.
Tuổi thọ trung bình
Ổ cứng SATA được sử dụng rất phổ biến, chúng có thể hoạt động khoảng từ 3 đến 4 năm. Trên thực tế, ổ cứng SATA khi mua mới hoàn toàn đều rất ít khi xảy ra lỗi kể cả phần cứng và phần mềm từ nhà sản xuất. Đa số những lỗi gây nên việc mất dữ liệu xảy ra chủ yếu do tác động của người sử dụng. Còn lại đa số những thiệt hại đều do tuổi thọ, thông thường các thiết bị công nghệ cũng có một tuổi thọ tương đương.
Thông số kỹ thuật

SATA được thiết kế năm 1986 nhằm mục đích thay thế cho giao diện Parallel ATA (PATA). Đây là dạng ổ cứng phổ biến và ít chi phí nhất cho các hệ thống lưu trữ máy tính.
Thế hệ SATA mới có nhiều lợi ích hơn PATA. Cáp SATA chỉ gồm 7 dây dẫn thay vì 40 hoặc 80 như hệ PATA cũ, điều này giúp giao diện đa năng và phù hợp hơn cho cả máy tính để bàn và Laptop.
Ngoài ra, công nghệ SATA còn hỗ trợ trao đổi trực tiếp một tính năng, cho phép người dùng thay thế hoặc thêm nhiều ổ cứng trực tiếp mà không cần buộc dừng hoặc tắt hệ thống. Đây là một công nghệ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn gấp nhiều lần thông qua tốc độ tín hiệu.
Hiện nay, tất cả ổ cứng đều sử dụng đầu nối SATA làm đường dẫn. Cáp SATA sẽ có hai đầu gắn nối: một đầu nối trên cùng sẽ dành cho dữ liệu, đầu nối còn lại sẽ cấp nguồn cho ổ cứng. Bạn có thể mua dây cáp SATA 22 chân để kết hợp hai đầu dây nối nhưng như vậy SATA sẽ kém linh hoạt hơn.
Rủi ro khi sử dụng
Bất kì một hệ thống công nghệ nào cũng đều có mặt rủi ro riêng. Riêng với ổ cứng SATA, đa số những tác động của người dùng như xóa nhầm dữ liệu, định dạng sai, rơi vỡ, hỏng phân vùng hoặc để nhiễm Virus đều gây nguy hiểm cho vùng chứa đựng dữ liệu.
Để giảm thiểu tối đa việc mất mát dữ liệu, công nghệ SATA ngày được cải tiến để người dùng có thể lấy lại dữ liệu dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản của công nghệ SATA, mong rằng bạn sẽ có những am hiểu về loại ổ cứng này trước khi lựa chọn để sử dụng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- VP TPHCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q.2, P. Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
- VP Hà Nội: 2 Ngách 37/27, Dịch Vọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 028 7303 9168
- Email: sale@longvan.net
- Website: https://longvan.net
Tác giả: Thanh Hương
Nguồn: https://www.adelavoice.com