Ổ cứng SAS

Phân biệt chuẩn SATA và SAS cho ổ cứng máy chủ

Hai dạng ổ cứng SATA và SAS đều là loại được sử dụng phổ biến trong hệ thống máy chủ. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào, cùng đi phân biệt chuẩn SATA và SAS cho ổ cứng máy chủ ngay sau đây.

Xem thêm:

Trước khi lựa chọn để sử dụng, chúng ta nên được biết cơ chế hoạt động cơ bản của hai loại ổ cứng ổ cứng SATA và SAS, giữa chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Ổ cứng máy chủ chuẩn giao tiếp SATA

Ổ cứng SATA
Ổ cứng SATA

Công nghệ SATA được viết tắt bởi Serial Advanced Technology Attachment, đây là một dạng kết nối giao tiếp chuẩn thông qua dây kết nối trực tiếp ở ổ cứng dạng HDD hoặc SSD với phần còn lại của máy chủ. 

Ổ cứng SATA được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điều hành máy chủ hiện nay. Ổ cứng công nghệ SATA ra đời nhằm dần thay thế và nâng cấp cho giao diện cũ PATA – dạng truyền dữ liệu song song. Dạng chuẩn giao tiếp SATA khắc phục được tình trạng nhiễu sóng khi truyền dữ liệu, tín hiệu trên 2 dây đi song song của PATA.

Tốc độ truyền tải của SATA nằm trong khoảng từ 150MB/s đến 300MB/s và đang là một chuẩn giao tiếp theo dạng truyền dữ liệu nối tiếp.

Với lợi thế khá ít dây dẫn (chỉ có khoảng 7 dây), tín hiệu truyền đi sẽ tốt hơn rất nhiều so với chuẩn cũ. Điều này cũng giúp máy chủ khi hoạt động tiết kiệm được điện năng hơn. Vì vậy chuẩn SATA vẫn được sử dụng trong nhiều năm gần đây.  

Ổ cứng máy chủ chuẩn giao tiếp SAS

Ổ cứng SAS
Ổ cứng SAS

Về sau này, chuẩn giao tiếp SAS được ra đời và cũng đang được được khá nhiều hệ thống máy chủ của máy tính sử dụng để giao tiếp và là một chuẩn mang nhiều tính năng vượt trội hơn. 

SAS là một tiến trình được phát triển hơn so với SCSI, chạy song song từ một điểm tiếp nối ngoại vi đến các điểm khác, các bộ điều khiển sẽ được liên kết trực tiếp vào ổ đĩa máy chủ hoặc máy tính đang sử dụng.

Tức là cấu trúc tách rời ra khỏi các đầu Server và sẽ được kết nối với nhau thông qua các đầu cấp tín hiệu. Đây cũng là một lợi thế hơn so với SATA cho phép máy chủ hoạt động cùng lúc với nhiều ổ cứng khác nhau.

Tốc độ truyền tải dữ liệu của SAS nhanh hơn rất nhiều so với SATA. Các nhà sản xuất luôn dần cải tiến và nâng cao cấp độ này lên tới  3G/s đến 12G/s. Đây là một con số kỷ lục và chóng mặt khi so sánh với SATA.

SAS và SATA
SAS và SATA

Nếu muốn xuất nhập dữ liệu một cách nhanh chóng và dường như không có độ trễ thì nên lựa chọn áp dụng chuẩn SAS cho máy.

Thế mạnh của ổ cứng chuẩn giao tiếp SAS đó là có thể quản lý từ 32 đến tối đa 32768 biến trong một lần, số lượng bản ghi vẫn phải phụ thuộc vào dung lượng của ổ cứng nhiều hay ít. Đặc biệt trong quản lý dữ liệu, hệ thống SAS sẽ dễ dàng thao tác hơn vì cũng khá đơn giản. 

Vì vậy khi sử dụng SAS sẽ có khả năng làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc, cho phép người dùng thực hiện những nhiệm vụ phức tạp và liên quan đến phân tích tất cả các dữ liệu trong cùng một thời điểm. 

Mặc dù có ưu điểm vượt trội, nhưng giá thành để sử dụng tương đối cao, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định và hỏi rõ nhà cung cấp về cách thức quản lý.

Qua bài viết trên, giải pháp hệ thống Long Vân mong rằng bạn sẽ Phân biệt chuẩn SATA và SAS cho ổ cứng máy chủ. Tùy theo chi phí và mong muốn đầu tư của mình, bạn có thể chọn lựa một hệ thống máy chủ phù hợp. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • VP TPHCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Đường 12, P. Bình An, Q.2, P. Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
  • VP Hà Nội: 2 Ngách 37/27, Dịch Vọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: 028 7303 9168
  • Email: sale@longvan.net
  • Website: https://longvan.net

Tác giả: Thanh Hương

Nguồn: https://www.adelavoice.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *